vietnamvfx-animation.vn là hub truyền thông chính thức của ngành công nghiệp VFX & Animation tại Việt Nam. Chúng tôi liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất và bổ ích về ngành VFX-Animation.

<We_can_help/>

What are you looking for?

>Tin tức về ngành >DNEG đẩy nhân sự vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”
nhan-su-dneg-thumbnail

DNEG đẩy nhân sự vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”

Sự ảnh hưởng của các cuộc đình công trong ngành giải trí đã khiến DNEG đưa ra những biện pháp gây thất vọng.

Các cuộc đình công liên tục trong ngành công nghiệp điện ảnh đã khiến một số công ty phải đưa ra những quyết định liều lĩnh và đôi khi vô cùng đáng ngờ. Ngay sau làn sóng sa thải diễn ra vào tháng 7 vừa qua, DNEG – studio phụ trách hậu kỳ đằng sau nhiều bộ phim đình đám như Dune (2021) và Oppenheimer (2023), đang yêu cầu nhân viên của mình lựa chọn giữa việc cắt giảm lương tới 25% hoặc đồng ý nhận lương muộn hơn so với thời hạn quy định. Điều này đã gây ra sự phật lòng và phẫn nộ đáng kể trong nội bộ công ty. 

1-nhan-su-dneg

Nguồn ảnh: Looper

Theo Deadline, đơn vị này đang đưa bày ra một thế trận tiến thoái lưỡng nan cho người lao động: Một là, họ sẽ mất từ 20 – 25% tiền lương, tùy thuộc vào số tiền họ kiếm được, tức nếu lương của họ càng cao thì mức cắt giảm cũng càng cao; Hai là, trước tiên họ được trả phần lớn số tiền lương của mình, nhưng sau đó phải trả lại phần lớn số tiền đó cho công ty trong vòng 3 năm tới. Theo Deadline cho biết, điều này nghĩa là bạn có thể bị giảm lương đến 50% và được cho vay lại 40%, “có thể trả không lãi suất trong 36 tháng hơn.” Ví dụ, nếu lương gốc của bạn là 1000 USD/tháng, bạn đồng ý nhận 50% lương (500 USD) trước và trả lại cho công ty 40% (400 USD) trong 36 tháng tới, tức bạn cần trả khoảng 11 USD/tháng và chỉ nhận về 90 USD/tháng trong 3 năm này. 

Trong một lời nhắn gửi đến Deadline, DNEG cho biết, “quyết định này sẽ cho phép chúng tôi duy trì số lượng việc làm tối đa trong thời kỳ bấp bênh này.”

Tất nhiên sẽ luôn có một sự lựa chọn khác. Theo những gì nhân viên nắm được thì họ có 11 ngày để đưa ra quyết định, nếu không hợp đồng sẽ buộc phải chấm dứt.

2-nhan-su-dneg

Nguồn ảnh: LinkedIn

Mọi người đều có thể tưởng tượng được sự không hài lòng của các công nhân DNEG đối với chính sách này, đặc biệt là những người phải đối mặt với tình trạng cắt giảm tương tự trong thời gian đại dịch COVID-19 diễn ra.

Một trong những nguồn tin của Deadline chia sẻ: “Chúng tôi cảm thấy như DNEG không đưa ra bất cứ điều gì để đền bù cho nhân viên mà ngược lại còn đang đẩy hết mọi gánh nặng và rủi ro lên họ.”

Đối mặt với sự bất bình này, đại diện phát ngôn của DNEG cho biết công ty mong muốn “giải quyết những thay đổi một cách trực tiếp và trung thực” như sau:

“DNEG không tránh khỏi sự tác động của đợt gián đoạn hiện tại trong ngành công nghiệp điện ảnh, và nhiều đơn vị cũng mắc phải tình trạng tương tự như chúng tôi. Những thách thức này đang ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận làm phim, cũng như, khách hàng toàn cầu của chúng tôi đều phải đình chỉ hoặc trì hoãn hàng loạt dự án mang lại doanh thu đáng kể cho các công ty và chuyên gia hoạt động trong ngành này. Do đó, chúng tôi đang liên tục chủ động xem xét mọi các khía cạnh trong studio để vừa đảm bảo tiếp tục cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, vừa duy trì việc làm cho nhiều nhân viên nhất có thể.”

3-nhan-su-dneg

Nguồn ảnh: Deadline

Đồng thời họ luôn khẳng định rằng DNEG đang cố gắng đề xuất “các giải pháp tốt nhất nhằm duy trì công việc và giúp các nhân viên kiếm được càng nhiều tiền càng tốt cho chính họ”. Theo đó, đây được cho là “con đường tốt nhất có thể” vào tại thời điểm này.

Tuy nhiên, Hiệp hội Sân khấu Điện ảnh và Giải trí Phát thanh Truyền hình Anh Quốc BECTU không hoàn toàn đồng ý với điều này và họ cho rằng việc cắt giảm lương mà không có sự đồng ý của đôi bên là “bất hợp pháp”.

Nguồn: 80 Level

Tâm Cửu