vietnamvfx-animation.vn là hub truyền thông chính thức của ngành công nghiệp VFX & Animation tại Việt Nam. Chúng tôi liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất và bổ ích về ngành VFX-Animation.

<We_can_help/>

What are you looking for?

>Tin tức chuyên môn >Ưu và nhược điểm khi trở thành một Animator làm việc từ xa
Post_RemoteArtist_1500x948

Ưu và nhược điểm khi trở thành một Animator làm việc từ xa

Bạn là một Animator mong muốn có được sự tự do và linh hoạt trong công việc? Bài viết dưới đây sẽ liệt kê các ưu – nhược điểm của loại hình làm việc từ xa, giúp bạn có thêm những cân nhắc thiết thực cho định hướng phát triển bản thân trong thời gian tới. 

Khi ngành công nghiệp hoạt hình tiếp tục phát triển mạnh trong thời đại kỹ thuật số, ngày càng nhiều Artist tài năng lựa chọn làm việc từ xa nhằm theo đuổi đam mê cá nhân mà không bị ràng buộc bởi môi trường văn phòng truyền thống.

Vậy mô hình làm việc từ xa có những lợi ích và bất lợi nào? Liệu nó có phù hợp với tất cả các Artist không? Cùng Vietnam VFX-Animation phân tích các điểm cần lưu ý của loại hình công việc này nhé.

1-lam-viec-tu-xa (1)

Nguồn ảnh: AirTreks

Ưu điểm 

1. Lịch làm việc linh hoạt

Một trong những lợi thế quan trọng nhất khi trở thành một Animator hoạt động từ xa là tính linh hoạt trong công việc. Khi làm việc từ xa, bạn có thể tùy chọn khung giờ hoạt động và tạo thời gian biểu phù hợp với nhu cầu cá nhân và nghề nghiệp của mình. Điều này đặc biệt có lợi cho những người cần cân bằng công việc và các trách nhiệm khác trong cuộc sống, như chăm sóc con cái hoặc theo đuổi đam mê cá nhân chẳng hạn.

2. Tự do chọn nơi làm việc 

Là một Artist làm việc từ xa, bạn sẽ không bị ràng buộc bởi bất kỳ địa điểm nào. Điều này đồng nghĩa rằng bạn có thể làm việc thoải mái tại nhà, tại quán cà phê hay thậm chí khi đang chu du khắp mọi vùng đất. Miễn là bạn vẫn đảm bảo đầy đủ các thiết bị và internet ổn định cho công việc thì địa điểm chắc chắn không phải là vấn đề.

2-lam-viec-tu-xa

Nguồn ảnh: Smart Survey

3. Tiếp cận nhiều cơ hội việc làm hơn

Khi làm việc từ xa, bạn sẽ có vô số cơ hội “thầu” nhiều công việc trong cùng một lúc. Bạn có thể đăng ký nhận việc từ các khách hàng và hãng phim trên toàn thế giới, từ đó tăng thêm khả năng tìm được dự án phù hợp với chuyên môn và sở thích của mình.

4. Tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển

Làm việc tại nhà có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí đi lại, ăn trưa và trang phục công sở. Đồng thời, nhờ hạn chế di chuyển, bạn có thể dùng khoảng thời gian quý báu này để tập trung cho việc tìm nguồn cảm hứng và duy trì sự sáng tạo của mình.

3-lam-viec-tu-xa

Nguồn ảnh: Boston University

5. Nhiều cơ hội hợp tác và kết nối

Các Animator làm việc từ xa có thể kết nối với mọi chuyên gia trên thế giới, qua đó giúp tạo dựng mối quan hệ và thúc đẩy nhiều cơ hội hợp tác tiềm năng. Ngoài ra, bằng cách tham gia vào các cộng đồng và sự kiện trực tuyến, bạn cũng có thể mở rộng mạng lưới công việc và tìm cảm hứng từ những người khác trong ngành.

6. Phát triển kỹ năng và không ngừng rèn giũa

Là một Artist từ xa, bạn có toàn quyền kiểm soát lộ trình phát triển nghề nghiệp của bản thân. Với vô số tài nguyên và khóa học trực tuyến có sẵn, bạn có thể tiếp tục học hỏi và rèn luyện chuyên môn theo tốc độ phù hợp, từ đó trở thành ứng cử viên linh hoạt và nổi bật của vô số dự án “béo bở” trong tương lai.

4-lam-viec-tu-xa (1)

Nguồn ảnh: Amazon AWS

Nhược điểm 

1. Cô lập và thiếu tương tác xã hội

Làm việc từ xa quá lâu có thể khiến bạn tạo khoảng cách với các mối quan hệ thân thiết và kìm hãm sự tương tác tự nhiên khi làm việc trong môi trường studio. Để hạn chế điều này, bạn cần tìm cách duy trì kết nối với những người xung quanh bằng việc tham gia các diễn đàn trực tuyến hoặc tổ chức gặp mặt trên mạng xã hội với các cộng sự của mình.

2. Nhiều yếu tố gây xao nhãng 

Tuy làm việc tại nhà đem đến nhiều lợi ích nhưng khả năng tập trung và làm việc hiệu quả lại khó được đảm bảo. Nhìn tổng quát bạn sẽ thấy, từ công việc nhà đến các thành viên trong gia đình cùng hàng tá sự xao nhãng khác có thể gây khó khăn trong việc duy trì thói quen làm việc ổn định. Vì thế, việc thiết lập một không gian riêng với ranh giới đặt ra rõ ràng sẽ giúp bạn giảm thiểu gián đoạn trong quá trình làm việc tại gia. 

5-lam-viec-tu-xa

Nguồn ảnh: Vox

3. Khó cân bằng công việc và cuộc sống

Tính linh hoạt đôi khi có thể làm mờ ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Do đó, bạn cần làm rõ lịch trình làm việc và biết cách tách bạch thời gian để duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống.

4. Thu nhập không ổn định

Là một Animator hành nghề từ xa, đặc biệt là khi làm việc tự do (freelance), bạn có thể vướng phải nhiều biến động về thu nhập của mình. Để khắc phục điều này, bạn cần chuẩn bị cho những giai đoạn khó khăn bằng quỹ tài chính dự trù và liên tục “marketing” dịch vụ của bạn để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

6-lam-viec-tu-xa

Nguồn ảnh: Hupport

5. Hạn chế quyền truy cập vào tài nguyên studio

Khi làm việc từ xa, bạn sẽ khó thể nào truy cập vào nguồn tài nguyên phong phú của những người làm việc trong studio, ví dụ như các phần cứng, phần mềm cao cấp hoặc hướng dẫn chuyên nghiệp,… Theo đó, bạn sẽ cần phải đầu tư không ít vào các thiết bị của mình, cũng như liên tục cập nhật xu hướng về ngành để duy trì tính cạnh tranh.

6. Thách thức trong việc quản lý thời gian và tự tạo động lực 

Để trở thành một Artist thành công dù làm việc từ xa, bạn nhất định phải thành thạo bộ kỹ năng quản lý thời gian và tự tạo động lực cho chính mình. Nếu môi trường làm việc của bạn không có người giám sát, bạn sẽ rất dễ sa lầy vào “vũng bùn” trì hoãn hoặc mất tập trung. Vì thế, việc xây dựng thói quen hàng ngày tốt và đặt mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn đi đúng hướng và duy trì năng suất làm việc của mình.

7-lam-viec-tu-xa

Nguồn ảnh: RBC

7. Thách thức trong việc xử lý vấn đề khi giao tiếp và hợp tác

Các Animator làm việc từ xa thường phải trao đổi với khách hàng và các thành viên trong nhóm ở nhiều múi giờ và kênh liên lạc khác nhau. Điều này đôi khi dẫn đến những hiểu lầm không đáng có hoặc chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án. Để tránh những vấn đề này, bạn cần tạo một phương thức liên lạc cụ thể, đặt ra kỳ vọng hoặc mục tiêu, cũng như sử dụng các công cụ quản lý dự án để công việc của mình luôn được rõ ràng, đâu vào đấy. 

8. Thách thức trong việc liên tục cập nhật xu hướng về ngành 

Dù là một Artist hoạt động từ xa nhưng bạn luôn cần phải cập nhật những xu hướng và tiến bộ mới nhất trong ngành. Đặc biệt, vì không có quyền truy cập vào nguồn thông tin hoặc cơ hội kết nối như ở studio, do đó, bạn có thể gặp khó khăn hơn trong việc cải thiện vấn đề này. Bằng cách dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về các kỹ thuật, phần mềm mới hay những phương pháp hay, bạn có thể đảm bảo bộ kỹ năng của mình luôn được trau dồi và phù hợp với nhu cầu thị trường.

8-lam-viec-tu-xa

Nguồn ảnh: ActionVFX

Bạn có phù hợp với cuộc sống của một Artist làm từ xa?

Việc quyết định trở thành một Artist làm việc từ xa sẽ đi kèm không ít các ưu và nhược điểm. Dù rằng cách hành nghề này mang lại tính linh hoạt, tự do và khả năng tiếp cận cơ hội nhiều hơn, nhưng đồng thời, nó cũng để lại những thách thức như sự cô lập, xao nhãng, thu nhập bấp bênh, hay đòi hỏi bộ kỹ năng quản lý thời gian và tự tạo động lực bản thân cực kỳ xuất sắc,…

Song, sự lựa chọn chủ yếu phụ thuộc vào sở thích, phong cách làm việc và hoàn cảnh cá nhân của bạn. Nếu đang xem xét con đường trở thành một Artist làm việc từ xa, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng những lợi thế và bất lợi, cũng như đánh giá khả năng duy trì kỷ luật và tự tạo động lực bản thân trong môi trường cô lập này. Theo đó, nếu bạn có thể xử lý các thách thức một cách hiệu quả thì việc trở thành một Artist hoạt động từ xa có thể là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Nguồn: Business of Animation

Tâm Cửu