vietnamvfx-animation.vn là hub truyền thông chính thức của ngành công nghiệp VFX & Animation tại Việt Nam. Chúng tôi liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất và bổ ích về ngành VFX-Animation.

<We_can_help/>

What are you looking for?

>Tin tức về ngành >Khám phá 8 chiều không gian khác nhau trong thế giới hoạt hình
8-chieu-khong-gian-thumb

Khám phá 8 chiều không gian khác nhau trong thế giới hoạt hình

Hoạt hình liệu chỉ có ở dạng 2D và 3D? Hãy cùng khám phá thêm các chiều không gian thú vị hơn trong vũ trụ hoạt hình rực rỡ này. 

Trong thế giới hoạt hình liên tục phát triển, mọi kỹ thuật đều được phối hợp với nhau để tạo ra nhiều tác phẩm đổi mới và không ngừng kéo dài lịch sử của ngành công nghiệp hoạt hình. Theo đó, 8 chiều không gian hoạt hình dưới đây cũng chính là một trong những thành quả nổi bật của công nghệ và sức sáng tạo vô hạn của con người. 

Việc hiểu rõ các chiều không gian này có thể nâng tầm đáng kể cho năng lực sáng tạo của bạn, đồng thời mang lại cho doanh nghiệp hoạt hình những lợi thế cần thiết để phát triển vững chắc hơn trong lĩnh vực đầy năng động này. Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đi sâu vào từng chiều không gian hoạt hình và cung cấp thêm những góc nhìn có liên quan để hỗ trợ bạn phát triển chuyên môn ngày một tốt hơn.

1-8-chieu-khong-gian-hoat-hinh

Nguồn ảnh: PremiumBeat

Đọc thêm: Phong cách hoạt hình qua các năm: Từ cổ điển đến hiện đại

8 chiều không gian khác nhau trong hoạt hình

1. Sức hấp dẫn của Hoạt hình 2D

Cuộc hành trình đi qua các chiều không gian hoạt hình khởi đầu bằng một thể loại kinh điển được gọi là hoạt hình truyền thống hay hoạt hình 2D. Phong cách hoạt hình này đóng vai trò là nền tảng cho vô số bộ phim hoạt hình nổi tiếng, đồng thời đã và đang đánh dấu tuổi thơ của hàng triệu thế hệ người xem.

Bất chấp những tiến bộ kỹ thuật số hiện đại, hoạt hình 2D vẫn duy trì được sức hấp dẫn và tính gần gũi đặc trưng qua nhiều thập kỷ, đặc biệt là các hoạt hình trên thiết bị di động và website. Sự đơn giản của thiết kế 2D kết hợp cùng cốt truyện sáng tạo có thể để lại ấn tượng lâu dài cho người xem, khiến nó trở thành một dự án sinh lời bền bỉ cho bất kỳ nhà làm phim hoặc xưởng phim đầy tham vọng nào.

2-8-chieu-khong-gian-hoat-hinh

Nguồn ảnh: WB Kids

2. Sự sống động của Hoạt hình 3D

Khi tiến sâu hơn vào chiều không gian hoạt hình, chúng ta sẽ chạm đến thế giới của hoạt hình 3D. Kỹ thuật này bổ sung chiều sâu cho mặt phẳng 2D để đưa một hình vào không gian ba chiều, từ đó nâng cao sự sống động cho tác phẩm bằng các chi tiết và chuyển động chân thực hơn.

Sự phát triển của ngành điện ảnh, trò chơi điện tử và thực tế ảo đã góp phần thúc đẩy đáng kể sự phổ biến của hoạt hình 3D. Ngoài ra, việc đưa các hoạt ảnh 3D vào trong portfolio của bạn cũng giúp giao diện trở nên đẳng cấp và nổi bật hơn, từ đó thu hút thêm nhiều vị “khách sộp” sẵn sàng đầu tư tiền bạc để được đáp ứng đúng với kỳ vọng và tiêu chuẩn công việc của mình.

3-8-chieu-khong-gian-hoat-hinh

Nguồn ảnh: Pixar Animation Studio

Đọc thêm: 3 bước xây dựng ý tưởng cho một dự án hoạt hình 3D

3. Khám phá vũ trụ hoạt hình VR

Tiếp xúc lĩnh vực thực tế ảo (VR), bạn sẽ được chứng kiến khả năng biến đổi các chiều không gian hoạt hình một cách vi diệu nhờ sự tân tiến của công nghệ. Hoạt hình VR mang đến cho người xem trải nghiệm tương tác và đắm chìm trong một thế giới hoàn toàn tách biệt khỏi thực tế, từ đó giúp họ thỏa thích ngắm nhìn toàn bộ không gian kỳ ảo dưới các headset VR của mình.

Mặc dù để tạo ra hoạt hình VR sẽ cần đến công nghệ hiện đại, cũng như trình độ kỹ thuật và kinh phí vô cùng lớn, nhưng nếu năng lực và điều kiện tài chính khả thi thì việc tạo ra những câu chuyện độc đáo, giúp thu hút khán giả mạnh mẽ đều xứng đáng được các xưởng phim cân nhắc và đầu tư thực hiện.

4-8-chieu-khong-gian-hoat-hinh

Nguồn ảnh: Milton Melvin Croissant III – GIPHY

Đọc thêm: Quậy “thả ga” với 5 bộ board game VR siêu lôi cuốn

4. Sự giao thoa giữa thật – ảo trong Hoạt hình AR

Hoạt hình thực tế tăng cường (AR) đánh dấu bước phát triển tiếp theo cho lịch sử hoạt hình thế giới. Công nghệ này tạo ra sự tương tác giữa các hoạt ảnh ảo và môi trường thực tế của người dùng, mang lại trải nghiệm xem nâng cao và hòa quyện giữa hai thế giới “thực hư”. Theo đó, sự thịnh hành ngày càng tăng của AR trong quảng cáo, giáo dục và các ứng dụng đã biến hoạt hình AR trở nên nổi bật hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh trong thị trường.

5-8-chieu-khong-gian-hoat-hinh

Nguồn ảnh: Stefanie Franciotti – GIPHY

5. Đi một vòng với Hoạt hình 360 độ

Hoạt hình 360 độ đưa người xem vào một góc nhìn toàn cảnh, bằng cách cung cấp đầy đủ khả năng kiểm soát hướng xem của khán giả. Kỹ thuật công nghệ này có thể nâng cao đáng kể mức độ tương tác của người xem, đồng thời làm cho hoạt hình 360 độ trở nên đặc biệt hơn vô số các định dạng tiêu chuẩn khác. Mặc dù đây là một thể loại vô cùng thách thức đối với nhiều Artist, nhưng việc thành thạo hoạt hình 360 độ có thể trở thành lợi thế độc đáo cho bộ kỹ năng chuyên môn của bạn.

6. Nghệ thuật Hoạt hình Stop-motion

Hoạt hình stop-motion có khả năng thổi hồn vào những vật thể vô tri cho từng khung hình một. Hình thức hoạt hình này đòi hỏi quá trình tiếp cận cực kỳ tỉ mẩn và khéo léo, nhưng bù lại thì nét đẹp mới lạ của nó có thể mang đến sự khác biệt cho tác phẩm của bạn, đặc biệt là trong bối cảnh khi mọi người đều đang chạy theo kỹ thuật số như hiện nay. Mặc dù sẽ tốn khá nhiều thời gian để thực hiện một dự án stop-motion, nhưng sức hấp dẫn và tiềm năng thu hút khán giả của thể loại hoạt hình này khiến nó trở thành một trong những phương pháp làm phim thú vị và xứng đáng để đầu tư. 

7. Sự khéo léo trong Hoạt hình Cut-out

Hoạt hình cut-out là một kỹ thuật truyền thống sử dụng các vật liệu như giấy hoặc vải được xử lý cho từng khung hình để tạo ra một câu chuyện. Mặc dù đơn giản nhưng hoạt hình cut-out có thể góp phần tạo thêm “hương vị”  đa dạng cho portfolio hoạt hình của bạn. Tính thẩm mỹ đặc biệt của nó kèm với quá trình sáng tạo thủ công có thể trở thành thỏi nam châm đối với những khách hàng đang tìm kiếm phong cách hoạt hình đơn giản và ít tập trung vào kỹ thuật số hơn.

8.  Nghịch ngợm với Hoạt hình Claymation

Hành trình khám phá các chiều không gian hoạt hình sẽ dừng chân tại Claymation – một nhánh nhỏ của hoạt hình stop-motion chuyên dựng phim thông qua việc sử dụng các mô hình đất sét. Sự kết hợp giữa hoạt hình và quá trình thủ công tháo vát đã mang lại cho claymation cảm giác về sự tác động xúc giác mà những hoạt hình kỹ thuật số hiện nay thường khó thể nào làm được.

Để làm ra hoạt hình claymation, bạn sẽ phải nhào nặn mô hình một cách kỹ càng và diễn hoạt chúng theo từng khung hình một. Trong đó, claymation còn sở hữu một điểm đặc biệt đó là tính thẩm mỹ siêu thực và vui nhộn của nó thường khó có thể đạt được bằng bất kỳ kỹ thuật nào khác, do đó, một thành phẩm claymation hoàn thiện thường được đánh giá khá cao.

Đa dạng hóa tay nghề của bạn với nhiều không gian hoạt hình khác nhau

Bắt tay tìm hiểu các chiều không gian hoạt hình khác nhau có thể là một trải nghiệm phong phú và thú vị. Trên thực tế, 8 chiều không gian mà chúng ta vừa điểm qua chỉ mới là phần nổi của tảng băng chìm, do đó, vẫn còn vô số góc độ khác đang chờ được khám phá. Việc sử dụng và thành thạo các chiều không gian này có thể khiến portfolio của bạn thêm đáng gờm và thu hút nhiều khách hàng hơn, từ đó giúp bạn bỏ xa nhiều ứng cử viên khác trong ngành công nghiệp hoạt hình.

Hiểu và triển khai các chiều không gian hoạt hình khác nhau có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi của bạn. Sức hấp dẫn truyền thống của hoạt hình 2D hay sự tích hợp thực hư của hoạt hình AR đều có thể thu hút nhiều nhóm khách hàng tiềm năng. Mặt khác, các công nghệ nhập vai như VR và hoạt hình 360 độ cũng là sự lựa chọn tối ưu cho những ngành công nghiệp tiên tiến, đang tìm cách tiếp cận khán giả theo phương thức đổi mới và sáng tạo hơn.

6-8-chieu-khong-gian-hoat-hinh

Nguồn ảnh: Mama’s Geeky

Bên cạnh đó, Cut-out, Stop-motion và Claymation đều có thể mang lại cảm giác thủ công cho tác phẩm của bạn, khiến bạn trở nên khác biệt trong một thế giới đang lấy kỹ thuật số làm trung tâm. Dù sở thích của bạn là gì thì việc khám phá các chiều không gian này cũng sẽ giúp bạn mở rộng thêm khả năng chuyên môn của mình, và quan trọng hơn hết là giữ cho sự sáng tạo và nguồn cảm hứng luôn không ngừng tuôn chảy.

Đa dạng hóa không chỉ là tăng thêm chiều sâu cho portfolio của bạn mà còn là sự phát triển cá nhân với tư cách là một Animator hoặc chủ xưởng phim hoạt hình. Mỗi chiều không gian đều đi kèm với những thách thức và đường cong lĩnh hội riêng. Một khi đã thành thạo một kỹ năng mới, bạn sẽ trở nên lão luyện, dễ thích ứng và đổi mới hơn, theo đó, những đặc điểm này sẽ giúp thúc đẩy thành công của bạn trong ngành công nghiệp hoạt hình.

Đọc thêm: 6 loại hoạt hình có thể bạn đã biết

Nguồn: Business of Animation

Tâm Cửu