vietnamvfx-animation.vn là hub truyền thông chính thức của ngành công nghiệp VFX & Animation tại Việt Nam. Chúng tôi liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất và bổ ích về ngành VFX-Animation.

<We_can_help/>

What are you looking for?

>Tin tức về ngành >Học được gì tại Cinematics at Sparx* – Realtime Adventure: Sự kiện khám phá quy trình sản xuất dự án Cinematics cho Game AAA?
thumbnail-cinematics-at-sparx-realtime-adventure

Học được gì tại Cinematics at Sparx* – Realtime Adventure: Sự kiện khám phá quy trình sản xuất dự án Cinematics cho Game AAA?

“Cinematics at Sparx* – Realtime Adventure” là một trong số những talkshow nổi bật, nằm trong chuỗi sự kiện tại Hà Nội của Sparx* – A Virtuos Studio diễn ra vào đầu tháng 3 vừa qua. 

Sau một thời gian dài vắng bóng, thông tin về sự trở lại của Sparx* tại Hà Nội nhận được niềm quan tâm lớn từ cộng đồng những người đam mê làm Game. Chuyến hành trình đi qua nhiều nơi và khép lại bằng sự kiện mang tên “Cinematics at Sparx* – Real Time Adventure”. Với chủ đề xoay quanh quy trình sản xuất dự án Cinematics cho Game AAA , đây được xem là dịp để các bạn trẻ có thể gặp gỡ anh Samuel Stevenin – Studio General Manager, chị Tiên Lê – Senior Line Producer và anh Minh Ngô – Talent Acquisition Manager, lắng nghe họ chia sẻ về công việc và tìm kiếm cơ hội “đầu quân” cho một trong những đơn vị sản xuất Game/Art hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh.  

1-cinematics-at-sparx-realtime-adventure

Sự kiện nhận được rất nhiều sự quan tâm. 

Realtime Adventure – Tìm hiểu về khái niệm “Kết xuất đồ họa theo thời gian thực”

“Những dự án về Game Cinematics rất gần gũi với nguồn gốc của Sparx* vì chúng có điểm tương đồng từ các dự án phim mà chúng tôi đã thực hiện trước đó. Khi nói về Cinematics là nói về cách kể chuyện, vì vậy nó xuất hiện xuyên suốt trong quá trình bạn chơi game nhằm mục đích duy nhất là kể câu chuyện về game đó.” – Anh Samuel nói. 

Mở đầu sự kiện, anh Samuel Stevenin đã chia sẻ quá trình phát triển của Sparx*, từ lúc nơi đây còn là một Prerender Animations Studio (làm các dự án phim hoạt hình với mô hình kiểu cũ) cho đến khi xây dựng được một đội ngũ vững chãi để mở rộng quy mô sản xuất: “Lúc xây dựng Studio này, chúng tôi bắt đầu từ các asset nhỏ, nhưng toàn bộ đội ngũ đều đặt mục tiêu không thể dừng lại ở việc làm những thứ nhỏ lẻ cho hoạt hình, game hay phim. Bản thân các Artist tới Art Director, Producer đều muốn đầu việc của mình phải nhiều hơn, họ phải có quyền quyết định và đóng vai trò quan trọng hơn trong một dự án. Đó là lúc chúng tôi bắt đầu xây dựng, thích nghi, vận hành và ứng dụng những công nghệ mới, mà một trong số đó là Realtime.”

2-cinematics-at-sparx-realtime-adventure

Cùng nhau dẫn dắt sự kiện này là ba vị khách mời đến từ Sparx*. Từ phải qua trái: Anh Samuel Stevenin – General Manager, chị Tiên Lê – Senior Line Producer và anh Ngô Nhật Quang Minh – Talent Acquisition Manager.

Để giúp mọi người hình dung rõ hơn, anh Samuel chỉ ra những sự khác biệt trong quy trình Prerender và Realtime: 

Prerender hiểu đơn giản có nghĩa là phải hoàn thành rồi render thì mới thấy được kết quả. Đây là quy trình kiểu cũ, khi phải chờ đợi các bộ phận về CG, Animation, Effect… làm xong mới biết kết quả công việc đã tốt hay chưa. 

Realtime là công nghệ mới, thay đổi hoàn toàn quá trình xây dựng đồ họa trên nền tảng Unreal Engine. Cụ thể, khi các nhà thiết kế hoàn thiện mô hình trên máy tính, họ có thể cùng lúc đưa vào trong Engine để thử nghiệm mà không cần chờ render. Quá trình này giúp công đoạn sản xuất đồ họa mang tính tương tác trực tiếp cao hơn, khi mà mọi yếu tố như ánh sáng, góc quay, nhân vật, không gian đều được xử lý và kết xuất theo thời gian thực. Điều đó biến công việc sản xuất đồ họa cho Game trở nên giống với quá trình quay phim ở ngoài đời thực hơn bao giờ hết.

3-cinematics-at-sparx-realtime-adventure

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho các vị khách mời xoay quanh chủ đề sự kiện. 

Cinematics at Sparx* – Khám phá quy trình sản xuất Game Cinematics

Là quản lý sản xuất cao cấp của Sparx* với nhiều năm kinh nghiệm trong việc vận hành những dự án về Game Cinematics, chị Tiên Lê đã chia sẻ với các bạn trẻ về mục tiêu mà mỗi thể loại Game Cinematics hướng đến: “Cinematics nhìn chung là một chuỗi các hình ảnh chạy liên tục với nhau. Nhà làm phim thường sẽ sử dụng đoạn phim này để trình bày ý tưởng, dẫn chuyện, truyền tải cảm xúc và quảng bá sản phẩm. Ở Sparx* khi nhận những dự án về Cinematics thông thường sẽ chia làm hai loại, tùy theo mục đích sử dụng, bao gồm Marketing Cinematics và In Game Cinematics.”

Marketing Cinematics: Là những loại phim sử dụng để quảng bá cho Game nhằm thu hút người chơi. Chúng có chất lượng rất cao bởi hình ảnh phải xịn thì mới khiến người chơi chú ý. 

In Game Cinematics: Là những đoạn phim mà mọi người sẽ xem trong lúc chơi Game. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là thuật lại sự kiện, cung cấp phần mạch truyện phía sau, giới thiệu màn chơi mới, phát triển nhân vật… vì vậy nó là một phần không thể thiếu trong Game, đặc biệt là những loại Game chuyên về kể chuyện. 

4-cinematics-at-sparx-realtime-adventure

Chị Tiên Lê – Người đứng sau rất nhiều dự án Game Cinematics tại Sparx

Để một dự án về Game Cinematics có thể vận hành trơn tru thì cần sự phối hợp từ rất nhiều bộ phận như Concept, Character, Layout, Animation, v.v… Bên cạnh đó, chị Tiên Lê còn cho biết thêm rằng, đối với Realtime Cinematics còn có một team khác vô cùng quan trọng gọi là team Technical (team kỹ thuật). Họ được xem như xương sống, nếu như không có họ thì không thể làm việc được. Ngoài ra, trong dự án Cinematics thường sẽ có thêm một vị trí là Creative Director – người lên toàn bộ ý tưởng cho phần Cinematics, trao đổi và thống nhất nội dung trước khi đưa tới cho khách hàng.

Ba lời khuyên của chuyên gia dành cho các bạn trẻ 

Bên cạnh câu chuyện về Realtime Cinematics, hai vị diễn giả còn dành thời gian để chia sẻ về trải nghiệm cá nhân và mang đến cho các bạn trẻ đang mong muốn gia nhập ngành công nghiệp làm game nhiều lời khuyên bổ ích:

1. Concept Artist là một trong số các vị trí được rất nhiều bạn trẻ quan tâm nhưng không phải ai cũng theo đuổi được nó. Concept Artist gần như sẽ là người quyết định cách chơi và độ phức tạp cho Game. Với mức độ quan trọng đó, nếu không chú ý về quy trình 3D trong lúc làm thì những team phía sau rất khó để phát triển. Vì vậy, chúng tôi vẫn luôn nhấn mạnh để trở thành một Concept Artist cần hội tụ đủ hai yếu tố là: Nền tảng mỹ thuật và kiến thức 3D. 

5-cinematics-at-sparx-realtime-adventure

Những lời khuyên đến từ các chuyên gia kinh nghiệm mang đến nhiều bài học cho các bạn trẻ.

2. Ngành công nghiệp CG hiện nay đang không ngừng tăng tốc. Nếu bạn muốn phát triển lâu dài với nó thì phải xác định rõ con đường phía trước để tập trung vào nó. Hãy thật giỏi ở một lĩnh vực, biến nó trở thành thế mạnh mà bất kỳ Studio VFX nào cũng khao khát có được bạn.

3. Trong 3D có rất nhiều mảng với vô số công việc rất ít được biết tới, ví dụ như làm Render hay Lighting. Nếu các bạn muốn biết sâu sắc về chúng thì không có cách nào khác ngoài việc tự học hoặc tham gia vào các studio để được training. Tinh thần tự khám phá và trau dồi vì thế mà luôn được đề cao không chỉ với lĩnh vực này mà trong tất cả mọi công việc bạn đam mê. Chúc bạn thành công. 

Tạm kết

6-cinematics-at-sparx-realtime-adventure

Sự kiện “Cinematics at Sparx* – Realtime Adventure” đã khép lại chuỗi hoạt động của Sparx* tại Hà Nội, mang theo tinh thần mà Studio này muốn lan tỏa đến các bạn trẻ đam mê ngành sản xuất Game: Công nghệ và nghệ thuật khi kết hợp với nhau có thể tạo ra những điều kỳ diệu và có lẽ trong tương lai, bạn sẽ là một phần trong đội ngũ đó, cùng nhau tạo ra những sản phẩm xuất sắc hơn nữa không chỉ ở phim hoạt hình hay trò chơi điện tử mà còn ở những lĩnh vực khác. 

Giang Hoàng